Bộ lưu điện UPS ngày nay được sử dụng rất nhiều trong các tòa nhà, trung tâm dữ liệu, nhà máy. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn đúng công suất phù hợp cho thiết bị, máy móc của mình. Hôm nay VBS sẽ hướng dẫn cách tính công suất của bộ lưu điện UPS. Ngoài ra còn hỗ trợ tính thời gian lưu điện của ắc quy cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Nguồn cấp dự phòng thông minh UPS cần xác định nhiều yếu tố để tính được công suất
Để có thể chọn cho mình loại UPS có công suất phù hợp, trước khi mua bộ lưu điện bạn cần xác định các yếu tố sau:
- Xác định được tổng công suất tải cần là bao nhiêu?
- Khoảng thời gian thiết (tải) cần lưu điện là bao nhiêu?
Đây là các yếu tố cần có để chúng ta có thể tính được công suất của bộ lưu điện và thời gian lưu điện. Bên cạnh đó, chúng cần nắm rõ được các ký hiệu của thông số để có thể dễ dàng hiểu được cách tính. Trong số đó:
- W (Watts) là công suất tiêu thụ thực tế của thiết bị (tải).
- VA (Volt-Amp) là công suất biểu kiến, đơn vị dành cho UPS
Thông thường trị số VA sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị W từ 60% – 90% tùy vào từng loại thiết bị (tải).
Xem thêm: Báo Giá Bộ lưu điện UPS xuất xứ EU/G7 – Bộ lưu điện 600kva
Cách tính công suất của bộ lưu điện UPS và của ắc quy phù hợp cho từng loại thiết bị, máy móc
Đối với người mới bắt đầu tìm hiểu về cấu tạo của bộ lưu điện UPS thì bạn có thể làm theo từng bước theo hướng dẫn dưới đây để nắm được cách tính công suất của bộ lưu điện UPS.
Bước 1: Tính tổng gộp công suất thực tế của tất cả thiết bị
Bước 2: Tính công suất bộ lưu điện
Ở bước này, tùy theo từng thiết bị mà chúng ta sẽ chọn hệ số nhân cho công suất UPS cần dùng phù hợp.
- Đối với những thiết bị (tải) dành cho hệ điện nhẹ, điện tử đơn giản. Bạn nên lựa chọn bộ lưu điện UPS có công suất lớn hơn khoảng 1,5 lần. Ví dụ như tivi, quạt, máy tính, đèn LCD…
- Đối với những thiết bị có tải lớn hơn thì nên lựa chọn UPS có công suất gấp 2 lần. Điều này sẽ giúp các thiết bị điện hoạt động ổn định. Ví dụ như tủ lạnh, máy lạnh, máy nước nóng… trong gia đình.
- Đặc biệt trong các hệ thống server, hệ thống báo cháy, điều khiển. Bạn bắt buộc phải lựa chọn UPS có công suất gấp từ 2 đến 3 lần. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng quá tải ảnh hưởng đến hoạt động và sản xuất.
Bước 3: Xác định thời gian lưu điện mong muốn
Thời gian lưu điện tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Xác định chính xác nhu cầu sử dụng thì chúng ta sẽ tiến hành lựa chọn dung lượng của ắc quy khi sử dụng phù hợp nhất.
Bước 4: Tính dung lượng ắc quy và thời gian lưu điện
- Dung lượng ắc quy: AH = (T * W) / (V * pf)
- Thời gian lưu điện: T = (AH * V * pf) / W
Trong đó:
- T: Thời gian lưu điện
- W: Tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị
- V: Hiệu điện thế của bình ắc quy (Số lượng bình x 12Vol)
- AH: Dung lượng ắc quy
- pf: Hệ số công suất
Sau khi tính ra được chỉ số Ah bạn có thể biết được lựa chọn Ắc quy nào tối ưu nhất. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí đã đặt ra. Bên trên là bài viết hướng dẫn cách tính công suất của bộ lưu điện UPS và dung lượng acquy phù hợp với nhu cầu thực tế đặt ra.
Ngoài ra, khách hàng cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề chọn UPS có thể liên hệ với VBS để được hỗ trợ tư vấn thêm.
Xem thêm: Cách lựa chọn ắc quy cho UPS