Bộ lưu điện là thiết bị hỗ trợ các hệ thống điện quan trọng của doanh nghiệp, nhà máy. Bộ lưu điện UPS hỗ trợ bảo vệ các thiết bị trong thời gian nguồn điện bị gián đoạn. Tuy nhiên, UPS chỉ thực sự làm đúng vai trò của mình khi nó được hoạt động ổn định. Vì vậy, hiện nay rất nhiều đơn vị đang tìm dịch vụ bảo trì bộ lưu điện UPS tận nơi.
Bảo trì UPS đúng cách chính là tiết kiệm ngân sách của doanh nghiệp
Có thể thấy UPS đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt trong ngành công nghiệp thì UPS lại càng thể hiện rõ vai trò của mình hơn. Theo các nhà sản xuất khuyến cáo, mỗi năm chúng ta cần lên kế hoạch bảo trì UPS để tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp. Bởi vì:
- UPS luôn hoạt động tốt giúp ngăn chặn thời gian bị trì hoãn hoạt động sản xuất do nguồn điện bi ngắt đột ngột.
- Bảo trì UPS giúp tăng thêm tuổi thọ cho bộ lưu điện
- Tăng hiệu quả hoạt động của bộ lưu điện UPS
VBS cung cấp dịch vụ bảo trì UPS tận nơi
Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. VBS biết cần phải làm gì để cải thiện chất lượng bộ lưu điện của bạn. VBS có đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao. Khi bạn bảo trì bộ lưu điện tại VBS sẽ được các chuyên viên của chúng tôi kiểm tra, chăm sóc đầy đủ.
- Vệ sinh toàn bộ hệ thống Mainboard, ắc quy, vỏ UPS
- Đo đạc kiểm tra thành phần linh kiện, dung lượng các tụ điện, điện trở, IC, khuyến cáo thay thế nếu dung lượng giảm đáng kể
- Đo đạc dung lượng ắc quy, kiểm tra chế độ xả điện để đánh giá dung lượng ắc quy còn bao nhiêu, có đủ đáp ứng hoạt động của hệ thống tải trong thời gian dài hay không
- Kiểm tra CB, dây cáp điện kết nối đến UPS và từ UPS đến tải để đảm bảo an toàn điện
- Làm biên bản bàn giao, khuyến cáo thay thế các thành phần hư hỏng
Các bước bảo trì UPS tận nơi đúng cách tại VBS
Để đảm bảo mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, VBS luôn cố gắng hoàn thiệt quy trình bảo trì UPS của mình một cách tốt nhất.
Bước 1: Quan sát tổng quát Bộ lưu điện xem có bất thường gì không, dây nguồn, CB, Ổ cắm điện có lỏng hay sờ dây coi có nóng không (nhớ mang găng tay cách điện)
Bước 2: Kiểm tra Panel hoặc LCD hiển thị
- Điện áp, tần số đầu vào và đầu ra, thông số tải, thông số battery…
- Các cảnh báo lỗi thông qua màn LCD và các đèn LED hiển thị.
Bước 3: Chuyển UPS sang chạy trực tiếp (chế độ Bypass) hoặc tắt UPS
Bước 4: Làm vệ sinh UPS, quét bụi, xem linh kiện có bị rỉ sét, đứt mạch…
Bước 5: Đo đạc ắc quy UPS bằng dụng cụ chuyên dùng
Bước 6: Kiểm tra bo mạch UPS, đo đạc thông số
Bước 7: Xem kỹ các jack kết nối, đầu bấm cốt, xem chắc chắn chưa
Bước 8: Xem xét lại vị trí đặt UPS có đảm bảo thông thoáng, có bụi bẩn hay có bị thiết bị khác cản khó thoát nhiệt hay không?
Khách hàng có nhu cầu bảo trì UPS vui lòng liên hệ các kỹ thuật viên của chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.